Hướng dẫn phân loại rác thải theo Luật Bảo Vệ Môi Trường
Thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra đang là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới hiện nay. Trong đó, một trong những tác nhân gây ra thực trạng này tại các vùng nông thôn hay thành thị ở Việt Nam chính là vấn nạn về rác thải sinh hoạt do con người tạo nên. Do đó, với những loại rác thải sinh hoạt thì chúng ta cần phải phân loại, thu gom và xử lý sao cho đúng cách để giảm thiểu lượng rác được xả ra ngoài môi trường. Ngay sau đây, Tổng Kho Thùng Rác sẽ hướng dẫn phân loại rác thải theo Luật Bảo Vệ Môi Trường được phát hành vào năm 2020.
Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách
Chất thải sinh hoạt thường chứa rất nhiều các loại rác thải khác nhau như chất thải có khả năng phân hủy được, các loại chất thải có khả năng tái chế và có những chất thải rắn không có khả năng tái chế. Những chất thải này nếu không được chúng ta thu gom và xử lý đúng cách thì chúng sẽ trở thành gánh nặng của môi trường và là tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường toàn cầu. Cụ thể, có nhũng loại rác thải bằng nhựa hay túi nilong dùng 1 lần đề là những chất thải không có khả năng tự phân hủy trong môi trường, những loại rác này rất dễ bị cuốn theo dòng nước gây tắc nghẽn cống rãnh, sông hồ gây ngập úng, ô nhiễm môi trường và làm mất mỹ quan đô thị. Bởi vậy, chúng ta cần thực hiện phân loại chất thải theo những quy định sau đây:
Theo Khoản 1 Điều 75 của Luật Bảo Vệ Môi Trường năm 2020, các chất thải sinh hoạt ở thẻ rắn phát sinh từ các hộ gia đình được phân loại theo quy định sau đây:
- Các loại rác thải rắn có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế
- Chất thải rắn dạng thực phẩm
- Các loại chất thải rắn khác
Theo quyết định số 09/2021/QĐ-UBND của UBND thành phố và căn cứ vào hướng dẫn tại Công văn số 4507/STNMT-CTR của Sở Tài nguyên và Môi trường, các loại chất thải sinh hoạt được phân thành 4 nhóm như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái chế, tái sử dụng
- Các loại rác thải rắn khác
- Rác thải rắn cồng kềnh
- Các loại chất thải rắn nguy hại
Lưu ý: Đối với nhóm chất thải rắn cồng kềnh thì chúng ta nên bàn giao trực tiếp cho những đơn vị thu gom và xử lý rác có thẩm quyền. Còn đối với những loại rác thải nguy hại thì cúng ta cần cất giữ an toàn và bàn giao đến những địa điểm thu gom rác nguy hại tại địa phương.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng những loại thùng đựng rác có khả năng phân loại rác thải theo màu sắc như những chiếc thùng rác nhựa công cộng có nhiều màu hoặc nhiều ngăn. Đây đều là những sản phẩm được nhiều người lựa chọn để phục vụ trong việc phân loại rác thải tại nguồn.
Vừa rồi là những hướng dẫn về việc phân loại rác thải sinh hoạt theo Luật Bảo Vệ Môi Trường mà chúng tôi mong muốn gửi đến bạn đọc. Hãy chia sẻ ngay cho bạn bè và người thân để cùng nhau chung tay xử lý rác thải đúng cách giúp môi trường luôn được xanh – sạch – đẹp.